1. Ỷ lại lợi thế về mối quan hệ hay tài
chính:
· 8 giờ làm việc thì 9 giờ mới đủng đỉnh
café ăn sáng về; `13:00 làm việc thì 13:30 vẫn còn nghỉ trưa;
Nhậu nhẹt trong giờ hành chính;
Nhân viên kế toán không thể phân biệt được
đâu là tài sản, đâu là công cụ, đâu là nguyên vật liệu để hạnh toán cho đúng.
Các phần mềm rất nhiều mà đến giờ vẫn
dùng excel là cung cụ chủ yếu quản lý thông tin dữ liệu
Bộ phận nhân sự không rõ có bao nhiêu
nhân sự và bao nhiêu qui trình được ban hành.
… vv
Vì cán bộ nhân viên
nghĩ rằng tổ chức có nhiều dự án lớn do có mối quan hệ tốt hay có một vài lợi
thế cạnh tranh do dẫn đầu công nghệ hoặc tài chính dồi dào nên dẫn đến suy nghĩ
chủ quan. Từ suy nghĩ biểu hiện qua hành động. Họ ỷ lại do có lợi thế rồi quên
đi thậm chí chả thèm nghĩ đến việc cải tiến, việc phát triển; họ lười lao động
và lười học hỏi. Cái gốc của cải tiến là tinh thần sáng tạo, là ý chí cầu tiến
và là tinh thần làm việc chăm chỉ không ngơi nghỉ. Họ chỉ đang trên con đường
đi tới chiến thắng mà đã “ngộp trong vinh quang”, ngủ quên trên ảo tưởng.
Mình gọi đây là hội chứng
NGƯỜI MỘNG DU
2. Ỷ lại là thân quen
Hàng phải giao trong hợp đồng là loại 1
giá trị 160 triệu thì ta thay thế loại 2 chỉ 130 triệu thôi. Nghĩa là “bỏ túi”
30 triệu. Đối tác có bộ phận giám sát chất lượng QAQC ư? Yên tâm đi ta “lót
tay” cho nhân viên đối tác sẽ không bị phát hiện, ổn hết. Mà nếu có bị phát hiện
thì phía đối tác là bạn bè thân thích, chỉ phật lòng chút xíu rồi bỏ qua ấy mà.
Buôn không gian, bán không lận thì sao mà lời. Anh em chiến hữu với nhau lâu
năm ai xăm xoi mấy cái vụn vặt đó. Mấy cái gọi là vụn vặt ấy trong kinh doanh
nó có nghĩa là đảm bảo chất lượng và uy tín đấy. Chỉ vì tham cái lợi nhỏ mà bỏ
qua xây dựng thương hiệu. Coi thương hiệu là thứ mà mấy lão giáo sư, tiến sĩ giảng
dạy trong trường học. Suy nghĩ của người làm ăn nhỏ.
Dịch vụ kém ư? Hàng hóa tiêu thụ chậm hoặc
không đạt doanh số so với mục tiêu chất lượng ISO. À toàn người thân tín làm
thì phải an tâm và tốt hơn người ngoài chứ. Đổ đổi lỗi do thị trường hay hoàn cảnh
này nọ chứ không phải là năng lực của nhân viên. Mà nếu có biết là do năng lực
của nhân viên thì nghĩ rằng tuyển đứa không quen vào nó trục lợi rồi có khi bán
cả công ty chưa biết chừng. Thôi cứ dùng người thân, cẩn thận cho nó chắc ăn.
Một vài ví dụ cho thấy
điệp khúc đó được lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác, từ công ty này sang
công ty khác …không khác nhau là mấy, chẳng khó để nhận ra
Vì văn hóa Á Châu, cũng
giống như văn hóa kinh doanh của người Hàn, người Việt cũng chỉ để con cháu hoặc
bạn bè thân thích nhận những hợp đồng hoặc làm ăn cùng; ít để cho người lạ hoặc
công ty bên ngoài “xâm lấn”. Nghĩa là ít cạnh tranh tự do. Tư tưởng này có ngay
cả trong tuyển dụng và cân nhắc nguồn nhân lực: chỉ tuyển người quen. Điểm mạnh
của cách làm này là làm cho nội lực phát triển, “đoàn kết là sức mạnh vô địch”
mà. Có điều khi chúng ta nghĩ rằng những hợp đồng dễ dàng có được mà cậy quen
biết rồi quên đi đảm bảo uy tín chất lượng, quên đi xây dựng hệ thống, xây dựng
thương hiệu. Ỷ lại vào nhờ vả, bao bọc hoặc bảo trợ mà ì ạch thay đổi. Nghĩa là
sản phẩm dịch vụ ít cải tiến hoặc chậm phát triển. Lẽ ra có được lợi thế thì đó
là động lực phát triển nhưng lợi thế lúc này lại là yếu tố khiến chúng ta bị đẩy
lùi. Trong khi cũng bài đó, các công ty Hàn đoàn kết phát triển ầm ầm là vì họ
ý thức bởi sự cải tiến, bởi phát triển. Còn chúng ta thì vẫn đủng đỉnh hạng
bét.
Trong khi thế giới phát
triển như vũ bão, chúng ta vẫn bình thản bằng lòng ở “hạng ba”. Mình gọi đây là
hội chứng NGƯỜI QUEN BIẾT
3. Ỷ lại là COCC
Nhân viên biển thủ thủ tiền hay tài sản
ư? Ồ khi phát hiện ra thì là toàn anh em con cháu cả mà, bỏ qua rút kinh nghiệm
đi, ai mà phạt hay nghiêm trị…ồ ta là COCC mà
Qui định là phải mặc đồ bảo hộ lao động
khi làm việc à, ta thích thì mặc, không thích thì thôi…ta là COCC mà, ai phạt
được ta
Nghỉ phép ở nhà mà không đi làm à, ta
nói khéo với phòng hành chính nhân sự vẫn chấm công ta đều đều…ta là COCC mà,
ai dám trừ lương ta…
Chậm tiến độ công việc hả, đơn hàng giao
trễ thường xuyên hả, bảo quản mất mát thất thoát tài sản hả…ta là người nhà sếp
mà, ai dám phạt ta….
Hàng tá những ví dụ cho
thấy HỘI CHỨNG NGƯỜI QUAN TRỌNG, họ cậy quen thân với các cấp lãnh đạo hoặc gia
đình, họ hàng giữ địa vị trong xã hội mà không thèm để ý tuân thủ kỷ luật lao động,
quy định chính sách của doanh nghiệp.
Hội chứng này hầu hết
các doanh nghiệp Việt dính phải. Mình chiến đấu vài năm với nó, lúc thắng, lúc
bại nhưng phần lớn là mình thất bại. COCC mà
TÓM LẠI:
Một tổ chức tận dụng được
lợi thế cạnh tranh như thế nào là phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn và ý chí của
người lãnh đạo. Chúng ta thu những lợi ích dài hạn và tầm cỡ hay là vun vặt trước
mắt? Chúng ta xây dựng hình ảnh một công ty đại chúng hay gia đình? Câu trả lời
đó chỉ có lãnh đạo mới quyết định được. Nhưng mỗi người bản thân chúng ta thì
biết rõ trong chính công việc riêng của mình. Nếu chúng ta không thể xây dựng
uy tín thương hiệu cho tổ chức thì cũng có thể xây dựng uy tín thương hiệu bản
thân. Đó là tránh xa 3 hội chứng đó càng nhiều thì càng tốt.
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành
cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt.
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT
NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
- Đăng ký tham gia
sinh hoạt câu lạc bộ
- Cần biểu mẫu các loại qui trình
hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế
- Muốn hợp tác và trao
đổi về chuyên môn kiểm soát nội bộ
Xin vui lòng liên hệ:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
- Điện thoại : +84 938699 246
- Thư điện tử : internalcontrolvietnam@gmail.com
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
- Điện thoại : +84 938699 246
- Thư điện tử : internalcontrolvietnam@gmail.com
- Blog chia sẻ kinh
nghiêm kiểm soát nội bộ:
- Blog chia sẻ kiến
thức kiểm soát nội bộ:
- Trụ sở: 72 Trương
Công Định, P14, Q Tân Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét