Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

4 SAI LẦM CỦA KIỂM SOÁT GÂY KHÁNG CỰ TRONG DOANH NGHIỆP (PHẦN 2)

1.KIỂM SOÁT NỘ BỘ ÁP ĐẶT
2. KIỂM SOÁT ĐANG LẠM DỤNG QUYỀN LỰC
Một năm đã qua đi, nhìn nhận lại chặng đường của KIỂM SOÁT NỘI BỘ,
Thường thì chính bộ máy quản lý công ty chưa rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm Soát Nội Bộ nằm ở đâu trên cấu trúc tổ chức nên dẫn đến các bác Kiểm Soát lạm dụng quyền lực.

Kiểm Soát Nội Bộ sau khi phát hiện những khu vực có rủi ro và yếu điểm của tổ chức thì đưa ra những phương án cải tiến. Nhưng những phương án này khi đưa vào thực tế thì các quản lý và người lao động hoặc là kháng cự hoặc là triển khai cải tiến chậm. Thế là các bác Kiểm Soát Nội Bộ nhà ta “gạt” những quản lý ra một bên và tự mình “nhúng” tay vào thực hiện. Việc này thì chúng tôi đánh giá cao lòng nhiệt tình CẢI TIẾN của họ nhưng chúng tôi cũng xin phân tích những mặt trái như sau:

Sai nhiệm vụ của Kiểm Soát: đã là Kiểm Soát  nghĩa là độc lập khách quan, không làm, đứng ngoài nhìn nhận và định giá. Nhưng Kiểm Soát Nội Bộ lại “nhảy” vào làm nghĩa là đã không còn tính khách quan mà lại là chủ quan vì anh đã tham gia vào quá trình thực hiện.

Hệ thống có thể bị bẻ gẫy vì lung lay niềm tin: việc Kiểm Soát can thiệp trực tiếp xử lý công việc của các phòng bạn bộ phận mặt khác đã phá vỡ hệ thống vận hành hiện trạng. Có thể việc này có tác dụng trong ngắn hạn là hệ thống vận hành tốt hơn không bị “tắc” ở một khâu nào đó của quy trình. Nhưng nó bị tổn thương về mặt dài hạn, gây rối loạn hoạt động trong tổ chức và bẻ gẫy niềm tin của các quản lý và người lao động. Vì họ cho rằng họ không được tin tưởng nữa, có thể quản lý cấp cao đã nghi ngờ khả năng hay lòng trung thành của họ. Kết quả là văn hóa tổ chức có thể bị sụt giảm và hệ thống có nguy có bị bẻ gẫy. Nếu mất niềm tin nặng thì họ có thể tách ra và trở thành đối thủ cạnh tranh. Một kịch bản có thể là đình công và hiệu suất giảm là rất có thể.


Là Kiểm Soát Nội Bộ nếu quá sa đà vào thể hiện thành tích và đam mê quyền lực hoặc để cái tôi của mình cao quá, tự huyễn hoặc chỉ mình mới làm tốt còn những người khác không làm được gì nếu không có mình thì thật là nguy hiểm. Những người này có tố chất làm Giám Đốc Tác Nghiệp (COO) hoặc Quản lý chung (G Manager) hơn là làm Kiểm Soát. Bởi Kiểm Soát là tảng băng chìm của doanh nghiệp. Ít khi họ xuất đầu lộ diện để thực thi.

Phân tích tình huống
Ms Trần Thị Hạnh Mai 
Trưởng R&D, Phòng R&D CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC 

----
Để học kiến thức cơ bản khởi đầu về KIỂM SOÁT NỘI BỘ, hãy đăng ký tham gia khóa chia sẻ sau:
KHÓA KIỂM SOÁT TỔ CHỨC LEVEL 1
Vào đường link sau để đăng ký tham dự:
Liên hệ:
+84 986 970 683 - 0903 160 838
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Web: http://kiemsoat.weebly.com
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ VICC hoàn toàn miễn phí tại đường link sau:  http://goo.gl/forms/ypPj1PNTM5
Cần hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
TRẦN THỊ HẠNH MAI
Điện thoại: +84 938 699 246
Facebook: https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Skype: tranthihanhmai
Blog (chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ):    
Blog (hỏi đáp về kiểm soát nội bộ): 
Blog (các khóa chia sẻ kiểm soát nội bộ): 
Blog (chia sẻ kiểm soát mua hàng và chuỗi cung ứng): 
http://purchasingandsupplychaincontrolvicc.blogspot.com
Blog (chia sẻ kiểm soát nhân sự): 
Blog (chia sẻ kiểm soát cấu trúc tổ chức):
Blog (chia sẻ kiểm soát văn hóa tổ chức):
Blog (chia sẻ kiểm soát hoạch định):
Blog (học bổng kiểm soát):

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét