Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Top 6 yêu cầu tuyển dụng trị trí QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ về khả năng và thái độ

Top 6 yêu cầu tuyển dụng trị trí QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ (trưởng, phó phòng) về khả năng và thái độ:
1)    33% các công ty yêu cầu ứng viên có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc
2)    33% các công ty yêu cầu ứng viên phải trung thực
3)    23% các công ty yêu cầu người ứng tuyển có phẩm chất cẩn thận
4)    20% các công ty đòi hỏi ứng viên có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao
5)    10% các công ty mong muốn người ứng tuyển nhiệt tình với công việc
6)    7% các công ty yêu cầu ứng viên nên làm việc khách quan và chính xác

Trên đây là khảo sát của chúng tôi với 30 mẫu tuyển dụng vị trí QUẢN LÝ KIỂM SOÁT NỘI BỘ từ 9 nguồn website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam.

Đặc biệt có tới 43% các công ty không đưa ra yêu cầu khả năng và thái độ khi tuyển ứng viên (có phải họ khá dễ tính khi tuyển dụng?)

Thống kê ngày 30/06//2015:
Ms Lê Thị Thu Hà
Thành viên nhóm hỗ trợ tìm kiếm (SRT, R&DD, VICC)
Sinh viên Đại học Tài chính – ngân hàng Hà Nội

Kiểm duyệt và phân tích ngày 24/07/2015)
Ms Trần Thị Hạnh Mai
Trưởng Ban R&D, VICC
(Kiểm soát nội bộ, CFA)

Nguồn tham khảo:
30 mẫu tuyển dụng từ 9 web tuyển dụng
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ Việt Nam (VICC) và tìm hiểu về thêm thông tin về câu lạc bộ vui lòng liên hệ:
THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ
Thư điện tử               : viccthukysukien04@gmail.com

Cần biểu mẫu các loại qui trình hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế hoặc muốn hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
Điện thoại: +84 938 699 246
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 

Top 10 yêu cầu tuyển dụng về khả năng và thái độ cho vị trí KIỂM SOÁT VIÊN

Top 10 yêu cầu tuyển dụng về khả năng và thái độ cho vị trí KIỂM SOÁT VIÊN:

1)    40% các công ty yêu cầu ứng viên chịu được áp lực cao            
2)    37% các công ty yêu cầu ứng viên phải năng động,
3)    37% các công ty yêu cầu ứng viên phải trung thực trong công việc
4)    30% các công ty yêu cầu ứng viên có tinh thần trách nhiệm     
5)    27% các công ty yêu cầu người ứng tuyển có đức tính cẩn thận          
6)    20% các công ty yêu cầu ứng viên nên nhiệt tình với công việc           
7)    10% các công ty yêu cầu ứng viên có cái nhìn khách quan        
8)    10% các công ty yêu cầu tính chính xác khi thực hiện công việc          
9)    10% các công ty yêu cầu ứng viên có tính kiên nhẫn                           
10)           7% các công ty yêu cầu người ứng tuyển nên chăm chỉ, quyết đoán, ham học hỏi, có tác phong chuyên nghiệp trong công việc

Trên đây là khảo sát của chúng tôi với 30 mẫu tuyển dụng vị trí KIỂM SOÁT VIÊN từ 9 nguồn website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam.

Đặc biệt có tới 23% các công ty không đưa ra yêu cầu khả năng và thái độ khi tuyển ứng viên (có phải họ khá dễ tính khi tuyển dụng?)

Thống kê ngày 30/06//2015:
Ms Lê Thị Thu Hà
Thành viên nhóm hỗ trợ tìm kiếm (SRT, R&DD, VICC)
Sinh viên Đại học Tài chính – ngân hàng Hà Nội

Kiểm duyệt và phân tích ngày 24/07/2015)
Ms Trần Thị Hạnh Mai
Trưởng Ban R&D, VICC
(Kiểm soát nội bộ, CFA)

Nguồn tham khảo:
30 mẫu tuyển dụng từ 9 web tuyển dụng
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình
Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ Việt Nam (VICC) và tìm hiểu về thêm thông tin về câu lạc bộ vui lòng liên hệ:
THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ
Thư điện tử               : viccthukysukien04@gmail.com

Cần biểu mẫu các loại qui trình hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế hoặc muốn hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
Điện thoại: +84 938 699 246
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

BẠN "ĐÁ" CHO ĐỘI NÀO?

BẠN "ĐÁ" CHO ĐỘI NÀO?
Chức năng kiểm soát thường bị vô hiệu hóa và thành lập ra cho có như là để tuân thủ luật và vẽ ra cho nó đẹp sơ đồ tổ chức, bên ngoài nhìn hoành tráng để tin tưởng góp vốn, khách hàng vững niềm tin, chủ nợ đánh giá cao.
Những doanh nghiệp có Ban kiểm soát hay có hẳn phòng kiểm soát nội bộ hoạt động đúng như chức năng của nó thì không nhiều. Bởi không phải lúc nào KIỂM SOÁT NỘI BỘ cũng trung thực và khách quan, không phải lúc nào công minh khi đứng trước các nhóm lợi ích sẵn sàng mua chuộc. Bạn "đá" cho đội nào? đó là câu hỏi khó nhất
Khi bạn nghiêng về 1 nhóm lợi ích, là khi đó chức năng của bạn là kiểm soát không còn nữa, hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Khi bạn làm việc công tâm, các nhóm lợi ích có để bạn "yên ổn" hay là cô lập bạn cho bạn trở thành bù nhìn.
Chả thế mà nhiều thành viên trong Ban kiểm soát chỉ là lái xe, bảo vệ, nhân viên bình thường được "ngồi" vào ghế KIỂM SOÁT là thế, là cho có, cho đầy đủ.
Nếu như bạn không hiểu rõ sứ mệnh của bạn là gì? bạn sẽ khó lòng ứng phó. Cái khó nhất là làm sao tạo sự đồng thuận trong tổ chức, trong những cuộc thâu tóm nội bộ, kiểm soát nội bộ gần như phải là đối trọng để các bên hòa hợp. Đây là bài toán khó nhất của KIỂM SOÁT NỘI BỘ.

Mình nhớ mãi trong một lần họp của VICC, có chuyên gia kiểm soát của công ty sản xuất xe ô tô hàng đầu thế giới hỏi mình
"LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN"


Bình luận (ngày 03/07/2015)
Ms Trần Thị Hạnh Mai
Trưởng Ban R&D, VICC
(Kiểm soát nội bộ, CFA)
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình

Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ Việt Nam (VICC) và tìm hiểu về thêm thông tin về câu lạc bộ vui lòng liên hệ:
ĐẶNG THỊ TÂM
THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ
Điện thoại                 :
Thư điện tử               : viccthukysukien04@gmail.com

Cần biểu mẫu các loại qui trình hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế hoặc muốn hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
Điện thoại                 : +84 938 699 246
Thư điện tử               : internalcontrolvietnam@gmail.com
Facebook                   : https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ:     

KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP (PHẦN 1)

KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP (PHẦN 1)
1.     Khung chuẩn để kiểm soát
Nhìn ra thế giới, SEC, FASB, PCAOB yêu cầu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ngoài báo cáo tài chính thì phải gửi đệ trình, báo cáo cho cơ quan chức năng Mỹ về tình hình KIỂM SOÁT NỘI BỘ của họ theo khung chuẩn kiểm soát nội bộ COSO – nghĩa là làm theo chuẩn và bắt buộc định kỳ.
Tại Việt Nam, trong luật doanh nghiệp 2014 và những nghị định, thông tư liên quan đến KIỂM SOÁT VIÊN chỉ đề cập đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm. Báo cáo KIỂM SOÁT NỘI BỘ chưa có khung chuẩn thống nhất, báo cáo được làm theo tùy ý đơn vị và KIỂM SOÁT VIÊN. Nghĩa là có báo cáo kiểm soát nhưng không bắt buộc theo chuẩn.
2.     Chính sách và thủ tục (quy trình) kiểm soát, công cụ và kỹ thuật
Thế giới họ đưa ra chính sách và thủ tục (quy trình) kiểm soát rõ ràng. 

Trong đó 5 mục tiêu của kiểm soát rất cụ thể:
2.1  Kiểm soát tuân thủ pháp luật hiện hành và những luật lệ, GAAP, phép tắc, quy định của Công ty
2.2  Kiểm soát về việc tuân thủ những  thủ tục và chính sách của Công ty.
2.3  Kiểm soát về việc tuân thủ những  điều khoản và điều kiện trong hợp đồng.
2.4  Kiểm soát về sự cho phép (cấp phép), ủy quyền và phê chuẩn.
2.5  Kiểm soát qua báo cáo tài chính bao gồm những mục tiêu kiểm soát giải quyết những vấn đề sau:
-         Các khoản phải trả và sổ sách và ghi nhận (Payments paid and recorded)
-         Các khoản phải thu, đạt cọc và ghi nhận (Payments received, deposited and recorded)
-         Giao dịch được ghi nhận (Transaction recorded)
-         Thuyết minh (Disclosed)
-         Xem xét lại (Reviewed)
-         Thống nhất (Reconciliation)
-         Tính liêm chính (Integrity)
-         Chính xác (Accuracy)
-         Đầy đủ (Completeness)
-         Kịp thời (Timeliness)
-         Phân công nhiệm vụ (Segregation of duties)
-         Bảo vệ tài sản (Safeguard assets)
Để thực hiện được 5 mục tiêu trên, họ có những công cụ và kỹ thuật kiểm soát được dạy trong các trường đại học hoặc viện nghiên cứu kiểm soát nội bộ. Họ có cấp chứng chỉ hành nghề KIỂM SOÁT NỘI BỘ hoặc CHUYÊN GIA KIỂM SOÁT NỘI BỘ. Đó là một nghề chính thức được xã hội công nhận
Còn trong luật của Việt Nam ta chỉ nhắc tới việc kiểm soát tuân thủ bằng  giám sát. Nhưng giám sát như thế nào và ra sao, nghĩa là dùng công cụ hay kỹ thuật gì thì không nhắc tới. Có chăng một số ít nằm rải rác trong luật, nghị định và thông tư như:
·        Luật doanh nghiệp 2014
·        Luật lao động 2012
·        Nghị định số 25/2010/NĐ-CP
·        Nghị định số 49/2013/NĐ-CP
·        Nghị định số 50/2013/NĐ-CP
·        Nghị định số 51/2013/NĐ-CP
·        Nghị định số 71/2013/NĐ-CP
·        Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH
·        Thông tư 220/2013/TT-BTC
Những công cụ và kỹ thuật chuyên môn cũng chưa được giảng dạy và nghiên cứu một cách bài bản trong các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam ta. Thậm chí phần lớn trong giáo trình giảng dạy các trường đại học vẫn còn dạy sinh viên “KIỂM TRA” chứ chưa cập nhật giáo trình thành “KIỂM SOÁT”. Vì vậy KIỂM SOÁT VIÊN của ta sẽ kiểm soát theo thói quen và kinh nghiệm cá nhân, bí kíp nghề nghiệp, họ phải tự học hỏi là chính chứ chưa được đào tạo một cách bài bản.
Nguồn tham khảo:
1.     Luật liên quan đến kiểm soát viên
Biên soạn: Phan Đức Hiếu
Phó Trưởng Ban
Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh – Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương
Bộ kế hoạch đầu tư
2.     Sách: Internal Controls Policies and Procedures
Tác giả: Rose Hightower

Dịch và vẽ quy trình kiểm soát nội bộ quốc tế (tháng 10/2014)
Ms Nguyễn Thị Ngọc Lành
Thành viên VICC

Tổng hợp và bình luận (ngày 03/07/2015)
Ms Trần Thị Hạnh Mai
Trưởng Ban R&D, VICC
(Kiểm soát nội bộ, CFA)
---
Rất cám ơn Quý anh/chị đã đồng hành cùng VICC trên con đường cải tiến doanh nghiệp Việt
CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VICC
THE VICC INTERNAL CONTROL CLUB
Trụ sở: 72 Trương Công Định, P14, Q Tân Bình

Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Kiểm Soát Nội Bộ Việt Nam (VICC) và tìm hiểu về thêm thông tin về câu lạc bộ vui lòng liên hệ:
ĐẶNG THỊ TÂM
THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ
Điện thoại                 :
Thư điện tử               : viccthukysukien04@gmail.com

Cần biểu mẫu các loại qui trình hay tài liệu về kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế hoặc muốn hợp tác và trao đổi về chuyên môn KIỂM SOÁT NỘI BỘ xin liên lạc:
TRẦN THỊ HẠNH MAI
CHỦ TỊCH CÂU LẠC BỘ
Điện thoại                 : +84 938 699 246
Thư điện tử               : internalcontrolvietnam@gmail.com
Facebook                   : https://www.facebook.com/tranthihanhmaivicc
Blog chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát nội bộ: 
Blog chia sẻ kiến thức kiểm soát nội bộ: