Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

ÁP DỤNG KIỂM SOÁT THAY ĐỔI TRONG XỬ LÝ GIAN LẬN

ÁP DỤNG KIỂM SOÁT THAY ĐỔI TRONG XỬ LÝ GIAN LẬN
3 năm mình đi theo hướng KIỂM SOÁT DÒ TÌM: nghĩa là dò tìm ra những gian lận. Tìm ra gian lận đã khó, xử lý nó còn mệt mỏi hơn. Nhiều khi mình phát hiện ra gian lận nhưng cấp trên cũng không xử lý ngay, mới đầu mình tưởng cấp trên cố tình "ém" chuyện. Nhưng nghiên cứu sâu và được giải thích mới hiểu: khi xử lý gian lận không tốt nó sẽ tạo ra xung đột, chia rẽ nội bộ và rối loạn tổ chức, đôi khi hệ thống bị phá vỡ. Cách này rất nguy hiểm.
Vì vậy phương pháp được ưu thích hơn là KIỂM SOÁT NGĂN NGỪA: nghĩa là ngăn ngừa không cho gian lận xảy ra. Cách này đòi hỏi quản lý phải có tri thức để ngăn chặn không cho gian lận xảy ra.
Ví dụ: chất lượng giáo dục có vấn đề nghĩa là ở phương pháp dạy học và thi cử.
- Nếu đi theo hướng KIỂM SOÁT NGĂN NGỪA: nghĩa là có thể thay đổi bằng nâng cao chất lượng đào tạo của giáo viên và xây dựng ý thức tự giác hứng thú của người học trước. Sau đó mới giám sát chặt chẽ thi cử.
- Nếu đi theo hướng KIỂM SOÁT DÒ TÌM: là giám sát chặt chẽ việc dạy học và thi cử, phát hiện và xử lý gian lận trong thi cử

Sau đây phân tích tình huống thầy Đỗ Việt Khoa trong việc chống tiêu cực trong ngành giáo dục đào tạo:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/274668/-nguoi-hung--giao-duc-do-viet-khoa-sau-10-nam.html
Mình đánh giá cao thái độ của thầy Đỗ Việt Khoa trong việc chống tiêu cực của ngành giáo dục đào tạo. Nhưng đứng về phía KIỂM SOÁT TỔ CHỨC thì cách làm của thầy chưa phù hợp:
- Thứ nhất : khi gian lận đã trở thành hệ thống thì việc một cá nhân chống lại là điều không tưởng. Khi được lãnh đạo cấp cao chỉ đạo và hậu thuẫn mà làm đã khó, huống chi là làm một mình.
- Thứ hai: cách thầy đi tìm chứng cứ gian lận chính là "giám sát trực tiếp": nghĩa là bắt ép học sinh, sinh viên và giáo viên thực hiện. Phương pháp giám sát trực tiếp này xu hướng trên thế giới không khuyến khích, nhiều khi loại này lại là rào cản và KIỂM SOÁT NỘI BỘ phải tiến hành cắt giảm nó. Nhiều công ty đa quốc gia trong việc thay đổi tổ chức đã cắt giảm tầng giám sát trực tiếp.
- Thứ ba: cách thầy làm là tạo ra một phong trào trong giáo dục đào tạo chính là thay đổi cách mạng. Thay đổi cách mạng có cơ hội thành công khi đó là áp lực về thay đổi từ môi trường bên ngoài (như thay đổi công nghệ, từ đối thủ cạnh tranh, từ cơ quan chức năng...), hoặc một thảm họa do quản lý yếu kém mà buộc tổ chức phải thay đổi để thích ứng. Nghĩa là môi trường bên ngoài tác động đến quản lý cấp cao, hoặc quản lý cấp cao chủ động thay đổi. Nếu thầy Khoa mà làm lãnh đạo Bộ giáo dục thì mới có thể làm được cách này. Còn chỉ là một giáo viên đơn lẻ thì rất khó.
- Thứ 4: thay đổi tổ chức cần thời gian dài, không thể nôn nóng và có lộ trình.
- Thứ 5: thay đổi tổ chức phải đạt được sự đồng thuận của toàn bộ tổ chức chứ không thể làm được từ một cá nhân.

Vì chỉ làm xuất phát từ cái tâm mà không có tri thức về THAY ĐỔI TỔ CHỨC hay quyết tâm thì tác động không lớn. Theo mình với vị trí của thầy thì nên nghĩ phương án thay đổi dạy và học, tự mình có phương pháp dạy học tốt trước đã rồi chia sẻ rộng rãi cho đồng nghiệp. Mô hình trường thầy làm tốt rồi mới triển khai lan rộng. Khi phương pháp đào tạo tốt rồi thì hãy nghĩ đến giám sát đầu vào hay đầu ra.
Còn về phía Bộ giáo dục đào tạo nên lắng nghe ý kiến phản hồi của giáo viên, để từ đó điều chỉnh từ từ chính sách và quy trình...
Cách đó tránh được xung đột, rủi ro trong ngành giáo dục đào tạo.

Khi KIỂM SOÁT NỘI BỘ vào cuộc thì không có ai đơn độc trong CẢI TIẾN TỔ CHỨC cả. Có điều làm như thế nào thì cần có kiến thức về KIỂM SOÁT TỔ CHỨC và THAY ĐỔI TỔ CHỨC.
Đọc lý thuyết về KIỂM SOÁT THAY ĐỔI TỔ CHỨC tại đường link sau:
http://internalcontrolvicc.blogspot.com/2015/11/thay-oi-tien-hoa-va-thay-oi-cach-mang.html